CỎ NHỌ NỒI
CỎ NHỌ NỒI
Herba Ecliptae
Tên khác: Cỏ mực, Hạn liên thảo (旱莲草), bạch hoa thảo, thủy hạn liên.
Tên khoa học: Eclipta prostrata (L.) L., họ Cúc (Asteraceae).
Tên đồng nghĩa: Acmella lanceolata Link ex Spreng.; Amellus carolinianus Walter; Anthemis abyssinicaJ.Gay ex A.Rich.; Anthemis abyssinica var. abyssinica; Anthemis bornmuelleri var. brachyota (Eig) Feinbrun & Fertig; Anthemis bornmuelleri var. galilaea (Eig) Feinbrun & Fertig; Anthemis cotula Blanco; Anthemis cotulavar. hierosolymitana Eig; Anthemis cotula subsp. lithuanica (DC.) Tzvelev; Anthemis cotula-foetida Crantz; Anthemis cotuloides Raf. ex DC.; Anthemis galilaea var. brachyota Eig; Anthemis galilaea var. hierosolymitana(Eig) Yavin; Anthemis sulphurea Wall. ex Nyman; Anthemis viridis Blanco; Artemisia viridis Blanco; Bellis racemosa Steud.; Bellis ramosa Jacq.; Buphthalmum diffusum Vahl ex DC.; Chamaemelum foetidum Garsault; Chamaemelum foetidum Baumg.; Cotula alba (L.) L.; Cotula alva (L.) L.; Cotula oederi Murray; Cotula prostrata (L.) L.; Eclipta adpressa Moench; Eclipta alba (L.) Hassk.; Eclipta alba var. alba; Eclipta alba f. alba; Eclipta alba var. erecta (L.) Hassl.; Eclipta alba var. erecta (L.) Miq.; Eclipta alba f. erecta Hassk.; Eclipta alba f. longifolia Hassk.; Eclipta alba var. longifolia Bettfr.; Eclipta alba var. parviflora (Wall. ex DC.) Miq.; Eclipta albavar. prostrata (L.) Miq.; Eclipta alba f. prostrata Huber; Eclipta alba f. prostrata (L.) Hassk.; Eclipta alba f. zippeliana (Blume) Hassk.; Eclipta alba var. zippeliana (Blume) Miq.; Eclipta angustifolia C.Presl; Eclipta arabicaSteud.; Eclipta ciliata Raf.; Eclipta dentata Wall.; Eclipta dichotoma Raf.; Eclipta dubia Raf.; Eclipta erecta L.; Eclipta erecta var. brachypoda (Michx.) Torr. & A.Gray; Eclipta erecta var. diffusa DC.; Eclipta erecta var. erecta; Eclipta erecta var. latifolia Willd. ex Walp.; Eclipta erecta var. prostrata (L.) Baker; Eclipta erecta var. zippeliana(Blume) J.Kost.; Eclipta flexuosa Raf.; Eclipta heterophylla Bartl.; Eclipta hirsuta Bartl.; Eclipta linearis Otto ex Sweet; Eclipta longifolia Schrad.; Eclipta longifolia Schrad. ex DC.; Eclipta marginata Steud.; Eclipta marginataBoiss.; Eclipta nutans Raf.; Eclipta nutans var. nutans; Eclipta oederi (Murr.) Weigel; Eclipta palustris DC.;Eclipta parviflora Wall. ex DC.; Eclipta patula Schrad. ex DC.; Eclipta patula Schrad.; Eclipta philippinensisGand.; Eclipta procumbens var. brachypoda (Michx.) A.Gray; Eclipta procumbens var. patula (Schrad.) DC.; Eclipta procumbens var. patula Schrad.; Eclipta prostrata f. aureoreticulata Y.T.Chang; Eclipta prostrata f. prostrata; Eclipta prostrata var. prostrata; Eclipta prostrata var. undulata (Willd.) DC.; Eclipta prostrata var. zippeliana (Blume) J.Kost.; Eclipta pumila Raf.; Eclipta punctata L.; Eclipta simplex Raf.; Eclipta spicataSpreng.; Eclipta strumosa Salisb.; Eclipta sulcata Raf.; Eclipta tinctoria Raf.; Eclipta undulata Willd.; Eclipta zippeliana bl.; Eclipta zippeliana Blume; Ecliptica alba (L.) Kuntze; Ecliptica alba var. alba; Ecliptica alba var.erecta Kuntze; Ecliptica alba var. parviflora (Wall. ex DC.) Kuntze; Ecliptica alba var. prostrata (L.) Kuntze; Ecliptica alba var. zippeliana (Blume) Kuntze; Eleutheranthera prostrata (L.) Sch.Bip.; Eleutheranthera prostratavar. prostrata; Eupatoriophalacron album (L.) Hitchc.; Galinsoga oblonga DC.; Galinsoga oblongifolia (Hook.) DC.; Grangea lanceolata Poir.; Micrelium tolak Forssk.; Paleista brachypoda (Michx.) Raf.; Polygyne inconspicuaPhil.; Spilanthes pseudo-acmella (L.) Murray; Verbesina alba L.; Verbesina alba subsp. alba; Verbesina conyzoides Trew; Verbesina prostrata L.; Verbesina pseudoacmella L.; Wedelia psammophila Poepp.; Wedelia psammophila Poepp. & Endl.; Wilborgia oblongifolia Hook.
Mô tả: Cỏ nhọ nồi mọc thẳng đứng, có thể cao tới 80cm, thân đỏ tím có lông cứng, sờ nháp. Lá mọc đối, có lông ở 2 mặt, phiến lá hình mũi mác nhỏ. Hoa tự hình đầu, màu trắng, mọc ở đầu cành hay kẽ lá. Cây vò ra biến thành màu đen hoặc khi bấm có nước màu đen chảy ra nên gọi tên như vậy.
Phân bố: Cây mọc hoang khắp trong nước ta, ở những chỗ ẩm thấp.
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất (Herba Ecliptae).
Thu hái: Thu hái vào mùa hè, khi lá cây đang tươi tốt, cắt lấy phần trên mặt đất, loại bỏ tạp chất và lá úa, đem phơi khô. Dùng tươi thì thu hái quanh năm.
Sơ chế: Dược liệu được rửa sạch, phơi khô và bảo quản nơi khô ráo, để dành dùng dần.
Thành phần hoá học : Trong cỏ nhọ nồi có một ít tinh dầu, tanin, chất đắng, caroten và một alcaloid gọi là ecliptin. Có tài liệu ghi là có nicotin và một chất gọi là wedelolacton.
Tính vị: Tính hàn, vị chua, ngọt và không có độc.
Qui kinh: Can, Thận.
Tác dụng dược lý:
1. Tác dụng cầm máu:
Cỏ nhọ nồi có tác dụng cầm máu vì khả năng làm tăng tổng lượng prothrombin (yếu tố giúp đông máu), có cơ chế giống với vitamin K (là thành phần quan trọng giúp tổng hợp ra các yếu tố đông máu). Hoạt tính cầm máu của 1g bột nhọ nồi khô tương đương với 1,33 mg vitamin K.
Viện Dược liệu đã phát hiện các hoạt chất chứa trong cỏ nhọ nồi có khả năng chống lại tác dụng chống đông máu dicuomarin, giúp cầm máu ở tử cung.
2. Tác dụng kháng khuẩn:
Cỏ nhọ nồi được nghiên cứu có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn: liên cầu, tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn bạch hầu, Bacillus anthracis, Bacillus subtilis.
Nghiên cứu về tác dụng chiết suất cỏ nhọ nồi, được thực hiện trên nhóm chuột bị gây nhiễm trùng bằng đường tiêm. Kết quả cho thấy cỏ nhọ nồi có thể cải thiện được quá trình điều trị chuột nhiễm trùng nặng và choáng nhiễm khuẩn tại nồng độ 20mg/ml.
3. Tác dụng chống viêm
Nghiên cứu đã chứng minh hoạt chất wedelolactone trong cỏ nhọ nồi có tác dụng ức chế quá trình sinh các yếu tố tiền viêm như cytokine TNF, IL-6, IL12p40. Từ đó làm giảm quá trình gây viêm.
4. Các tác dụng khác
- Cỏ nhọ nồi có tác dụng làm tăng trương lực của tử cung cô lập. Trường hợp chảy máu tử cung, nếu dùng nhọ nồi thì ngoài tác dụng làm tăng prothrombin. Còn có thể làm co thành tử cung, góp phần thúc đẩy việc chống chảy máu. Vì tác dụng ấy nên cỏ nhọ nồi khi sử dụng trên thỏ có thai có thể gây sẩy thai.
- Cao lỏng lá nhọ nồi đã điều trị 70 bệnh nhân bị viêm âm đạo (23 người do tạp khuẩn, 26 do nấm và 21 do Trichomonas). Tẩm cao lỏng lá nhọ nồi vào bấc, bôi khắp diện âm đạo. Sau 6-8 giờ, bệnh nhân rút bấc ra. Kết quả cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân khỏi và đỡ đối với viêm âm đạo do tạp khuẩn: 86,3%, đối với nấm: 73%, đối với Trichomonas là 61,9%.
- Nghiên cứu trên chuột bị gây tổn thương gan bằng paracetamol, cỏ nhọ nồi với liều 4g/kg có tác dụng bảo vệ gan biểu hiện qua hoạt độ của AST, ALT, hạn chế được một phần tổn thương trên giải phẫu vi thể gan.
Tác dụng: Lương huyết, chỉ huyết, bổ can thận.
Công dụng: Chữa can, thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, chứng ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện và tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, chảy máu dưới da, băng huyết rong huyết, râu tóc sớm bạc, răng lợi sưng đau.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 10 - 20g. Dạng thuốc sắc, cao, hoàn.
Tác dụng phụ:
Cỏ nhọ nồi không gây hạ huyết áp, đặc biệt thuốc không giãn mạch. Tuy nhiên, thuốc có thể gây sảy thai. Vì vậy, phụ nữ mang thai không nên dùng loại cây này để chữa bệnh. Ngoài ra, người bị đầy bụng, sôi bụng, viêm đại tràng mạn tính hoặc đại tiện lỏng tốt nhất cũng không nên sử dụng. Đặc biệt, đối với trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên dùng lá nhỏ nồi đắp dưới bẹn hoặc nách để chữa sốt. Tuyệt đối không được dùng đường uống để đảm bảo vô trùng cho trẻ.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, ỉa chảy phân sống không nên dùng.
Bài thuốc:
1. Chữa các chứng bệnh người lớn, trẻ em bốn mùa cảm mạo, nóng sốt, nhức đầu, ho hen, ăn không tiêu, gan yếu, táo bón, máu kém lưu thông: Rễ cỏ tranh 8g, Ké đầu ngựa 8g, Lá mơ tam thể 8g, Gừng sống 2g, Rau má 8g, Củ sả 2g, Cỏ nhọ nồi 8g, Vỏ quít 4g, Cỏ màn trầu 8g, Cam thảo nam 8g. Toa thuốc căn bản (Viện Y học dân tộc cổ truyền Việt Nam) giải độc, bồi dưỡng cơ thể, điều hòa
2. Chữa tiểu tiện ra máu: Cỏ nhọ nồi 30g, Cả cây mã đề 30g. Cả 2 loại còn tươi rửa sạch, giã, ép lấy nước uống (say máy sinh tố), chữa cảm sốt nóng, ho, viêm họng.
3. Chữa phụ nữ chảy máu tử cung: Cỏ nhọ nồi15g, Lá trắc bá 15g, Sắc uống.
Dùng ngoài da: Cỏ nhọ nồi tươi rửa sạch, giã (xay) ép lấy nước (nếu khô thì tán bột), bảo đảm vệ sinh vô trùng: đắp lên vết thương chảy máu do chấn thương. Thợ nề dùng cỏ nhọ nồi tươi xoa xát lên chân tay tránh tác hại của vôi ăn da.
4. Chữa viêm họng: 20 g cỏ nhọ nồi, 16 g cam thảo đất, 12 g rễ củ rẻ quạt, 16 g kim ngân hoa và 20 g bồ công anh. Mỗi ngày sắc 1 thang. Uống liên tục từ 3 - 5 ngày.
5. Chữa chảy máu cam: 20 g cỏ nhọ nồi sắc với 16 g cam thảo đất và 20 g hoa hòe sao đen. Mỗi ngày uống 1 thang.
6. Chữa chứng ăn không ngon, cơ thể suy nhược, thiếu máu: Cỏ nhọ nồi, cỏ mần trầu, mỗi vị 100 g cùng với 50 g gừng khô đem thái nhỏ và sao qua, hạ thổ. Sau đó cho vào nồi với 3 chén nước dừa tươi, đun cạn còn 8 cm. Chia 2 lần và uống trong ngày.
7. Chữa bạch biến: 30 g cỏ nhọ nồi, 30 g hà thủ ô, 10 g bạch truật, 10 g đương quy, 15 g sa uyển tử, 15 g đan sâm, 12 g bạch chỉ, 6 g thuyền thoái và 15 g đảng sâm. Tất cả các vị thuốc được rửa sạch và sắc thuốc uống hàng ngày. Dùng liên tục trong 15 ngày.
8. Hỗ trợ và cải thiện tình trạng râu tóc bạc sớm: Cỏ nhọ nồi, rửa sạch và nấu cô đặc thành cao. Sau đó, cho một lượng vừa đủ mật ong và gừng vào, tiếp tục cô lại lần nữa. Mỗi ngày dùng 1-2 muỗng cà phê cao hòa tan với nước sôi và uống. Để dễ uống, có thể thêm một ít rượu gao. Sử dụng mỗi ngày 2 lần, giúp ích tinh huyết và bổ thận.
9. Chữa rong kinh ở mức độ nhẹ: Một nắm cỏ nhọ nồi, rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt uống. Hoặc cũng có thể dùng cỏ nhọ nồi khô sắc thuốc uống. Trong trường hợp huyết ra nhiều, ngoài cỏ nhọ nồi, bệnh nhân nên thêm cây huyết dụ hoặc trắc bá diệp, sắc uống.
10. Chữa gan nhiễm mỡ: Cỏ nhọ nồi 30 g sắc với đường quy 15 g, trạch tả 15 g và nữ trinh tử 20 g. Trường hợp gan nhiễm mỡ do rượu bia: Dungg nguyên liệu nêu trên, thêm vào các vị thuốc khác như chi tử 15 gram, cát căn 30 g và bồ công anh 15 g. Còn với gan nhiễm mỡ do béo phì cần thêm: 15 g lá sen cùng với 6 g đại hoàng.
11. Chữa eczema ở trẻ em: 50 g cỏ nhọ nồi, rửa sạch và sắc lấy nước cô đặc. Dùng hỗn hợp này bôi lên vùng da bị bệnh. Sử dụng liên tục trong 1 tuần giúp giảm dịch rỉ ra và ngứa.
12. Chữa sốt xuất huyết nhẹ: Cỏ nhọ nồi 20 g kết hợp với hoa hòe sao đen 12 g, cam thảo đất 16 g, lá trắc bá sao đen 12 g và lá hoặc rễ củ sắn dây 20 g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
13. Chữa mề đay: Dùng cỏ nhọ nồi, lá dưa chuột, lá khế, rau diếp cá, lá nhài và lá huyết dụ, rửa sạch, giã nát. Thêm nước và vắt lấy nước uống. Phần bã dùng đắp lên vùng da bị mề đay.
14. Chữa sốt phát ban: Sắc nước cỏ nhọ nồi60 g, chia thuốc và uống 2-3 lần trong ngày.
15. Chữa sốt cao: Cỏ nhọ nồi, rễ củ sắn dây, sài đất mỗi vị 20 g kèm với cây cối xay 16 g, cam thảo đất 16 g và ké đầu ngựa 12 g. Sắc thuốc và lọc lấy nước uống.
17. Chữa viêm tiền liệt tuyến: Cỏ nhọ nồi 15 g, thục địa 15 g, tỏa dương 10 g, thổ phục linh 24 g, câu kỷ tử 15 g, đương quy 6 g, hoàng kỳ 15 g, thỏ ty tử 12 g, quả trâu cổ 10 g, đảng sâm 15 g, thục địa 15 g, nữ trinh nữ 12 g, ích trí nhân 10 g. Sắc thuốc uống.
Tham khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)
- theplanlist.org
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Chòi mòi - Antidesma ghaesembilla
- Công dụng của cây Vẹt đen - Bruguiera sexangula (Lour.) Poir.
- Công dụng của cây Vẹt trụ - Bruguiera cylindrica
- Công dụng của cây Bầu nâu - Aegle marmelos
- Công dụng của cây nghệ lá từ cô - Curcuma alismatifolia
- Công dụng của cây Dướng leo - Broussonetia kazinoki
- Công dụng của cây Cúc leo - Mikania micrantha
- Công dụng của cây Gièng gièng - Butea monosperma
- Công dụng của cây Hoàng liên gai - Berberis julianae
- Công dụng của cây Móng bò sọc - Bauhinia variegata
- Công dụng của cây Hoa chông - Barleria cristata
- Công dụng của cây Khôi nước - Baliospermum solanifolium
- Công dụng của cây Hũng hoa to - Beaumontia grandiflora
- Công dụng của cây Tam lang - Barringtonia macrostachya
- Công dụng của cây Mấu chàm - Bauhinia scandens L.
- Công dụng của cây Thốt nốt - Borassus flabellifer
- Công dụng của cây Bù ốc leo - Stephanotis volubilis
- Công dụng của cây Móng bò vàng - Bauhinia tomentosa
- Công dụng của cây Nam sâm tàu - Commicarpus chinensis (L.) Heimerl
- Công dụng của cây Vẹt rễ lồi - Bruguiera gymnorhiza